Mô hình giáo dục SMART - Mô hình giáo dục của kỷ nguyên 4.0

Mô hình giáo dục thông minh là một xu hướng mới nhằm khắc phục các hạn chế của mô hình truyền thống như truyền đạt thông tin 1 chiều, hạn chế về tương tác, không phát triển tư duy phản biện… Đây là mảnh ghép quan trọng để xây dựng nên môi trường học tập hiện đại, phát triển toàn diện công dân tương lai của đất nước. Thông qua việc ứng dụng mô hình giáo dục thông minh, Trường Unigo đề cao sự tự chủ của người học, chú trọng đến hành trình niềm vui trải nghiệm học tập của học sinh.

Mời Quý Phụ huynh cùng tìm hiểu về khái niệm và các ưu điểm của mô hình giáo dục thông minh, qua đó hiểu rõ hơn về những điểm ưu việc đang được triển khai tại Trường Unigo.

1. Giáo dục thông minh là gì?

Giáo dục thông minh (Smart Education – giáo dục 4.0) là mô hình giảng dạy được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập chủ động, được hỗ trợ bởi công nghệ tiên tiến nhằm đào tạo nên thế hệ công dân tương lai toàn diện, thông minh. Các em có thể học tập mọi lúc, mọi nơi và dễ dàng thích ứng tốt hơn khi hòa nhập vào thời đại kỹ thuật số hiện nay. Ngoài ra, mô hình giáo dục này còn làm tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh giúp các em được quan tâm và hỗ trợ kịp thời.

 

Media/1_UNIGO/FolderFunc/202304/Images/smart-1-20230425102517-e.png

 

Smart trong Smart Education (giáo dục thông minh) không chỉ đơn thuần là “thông minh” mà còn được hiểu với nhiều ý nghĩa khác, đặc trưng bởi các từ viết tắt của S.M.A.R.T bao gồm:

- S (Self-directed): Tự định hướng

- M (Motivated): Có động lực học tập

- A (Adaptive): Có khả năng thích ứng

- R (Resource enriched): Có nguồn học liệu phong phú

- T (Technology embedded): Có áp dụng công nghệ

 

2. Các thành phần của mô hình giáo dục thông minh

Media/1_UNIGO/FolderFunc/202304/Images/smart-2-20230425102517-e.png

2.1. Hệ thống trung tâm điều hành tập trung của toàn ngành Giáo dục đào tạo

Hệ thống trung tâm điều hành được tạo nên bởi 3 cấp: Các cơ sở giáo dục, Phòng và Sở Giáo dục đào tạo. Hệ thống này cũng được kết nối với Trung tâm điều hành tập trung của toàn tỉnh.

Các số liệu về hiện trạng giáo dục như hoạt động, văn bản, hình ảnh, số liệu sẽ được cập nhật liên tục theo thời gian thực thông suốt từ cấp dưới đi lên, hỗ trợ cho công tác quản lý và điều hành của ngành Giáo dục đào tạo.

2.2. Hệ thống trường học thông minh (Smart School)

Hệ thống trường học thông minh được đánh giá là thành phần quan trọng nhất trong mô hình giáo dục thông minh. Đây là các trường học đổi mới với mô hình giảng dạy áp dụng khoa học và công nghệ vào quản lý cùng hình thức dạy, học tập.

2.3. Kho học liệu số

Các bài giảng và sách điện tử, các phần mềm mô phỏng cung cấp tư liệu giúp bài giảng của giáo viên thêm phần phong phú, ngoài ra cũng giúp học sinh, sinh viên có thể khai thác, nghiên cứu, bổ sung kiến thức một cách dễ dàng hơn.

2.4. Hệ thống đào tạo trực tuyến

Các hệ thống đào tạo theo hình thức giảng dạy, học tập trực tuyến. Hệ thống đào tạo trực tuyến có nhiều lợi ích như:

- Với giáo viên, cán bộ quản lý: Nâng cao kỹ năng quản lý, nghiệp vụ giảng dạy, năng lực tin học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học.

- Với học sinh: Cung cấp môi trường học tập hiện đại, cơ hội tiếp xúc với bài giảng từ các giáo sư, giảng viên đầu ngành, rút ngắn khoảng cách vùng miền và trình độ giáo dục.

2.5. Hệ thống kiểm tra, đánh giá chất lượng

Đây là một hệ thống khép kín với chức năng xây dựng câu hỏi, đề thi, tổ chức thi, chấm điểm, báo cáo thống kê chất lượng cuộc thi, được triển khai trong các kỳ thi đánh giá chất lượng cán bộ quản lý giáo viên, học sinh toàn tỉnh.

2.6. Hệ thống hợp tác trong và ngoài nước

Hệ thống hợp tác trong và ngoài nước hỗ trợ, tăng cường hợp tác giao lưu quốc tế, trao đổi giáo viên, học sinh.

Ngoài ra hệ thống này còn có chức năng tăng cường mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác giữa các tổ chức, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước.

3. Những tiện ích học sinh nhận được từ mô hình giáo dục thông minh

Với mô hình giáo dục thông minh, học sinh sẽ được thụ hưởng:

- Phần mềm: Bao gồm các hệ thống quản lý, thư viện học liệu,  tài nguyên kiến thức trên Internet, các kênh chia sẻ kiến thức trên mạng xã hội, YouTube…

- Phần cứng: Bao gồm các trang thiết bị hiện đại trong lớp học như màn hình tương tác thông minh, máy chiếu thường hay máy chiếu tương tác, máy vi tính, hệ thống âm thanh, hệ thống camera, bục giảng thông minh…

Các thiết bị, phần mềm này sẽ cung cấp trải nghiệm học mới mẻ và sinh động, ngoài ra còn thuận tiện để học sinh học online hay offline. Nhờ đó tăng tính linh hoạt và cá nhân hóa, tạo điều kiện để giáo dục không gián đoạn và nâng cao hiệu quả học tập.

Media/1_UNIGO/FolderFunc/202304/Images/smart-3-20230425102517-e.png

4. So sánh mô hình giáo dục thông minh với truyền thống

Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp Quý Phụ huynh đánh giá khách quan về cả 2 mô hình giáo dục hiện nay.

Tiêu chí

Mô hình giáo dục truyền thống

Mô hình giáo dục thông minh

Tính linh hoạt

- Tính linh hoạt thấp vì người học phải đi theo một khung chương trình cố định, bắt buộc.

- Địa điểm học là lớp học truyền thống.

- Tính linh hoạt cao vì cho phép người học học tập linh hoạt theo tốc độ của cá nhân họ.

- Có thể xem lại video bài giảng bất cứ lúc nào.

- Có thể trao đổi thắc mắc với người dạy.

- Có thể lựa chọn địa điểm học theo mong muốn (ở nhà, quán cafe…)

Chi phí học

Học phí, chi phí đi lại, thuê trọ nếu học xa nhà

Người học có thể học tại nhà, giảm gánh nặng tài chính

Vai trò người dạy

Người giảng dạy, chủ yếu là người truyền đạt kiến thức

Người hướng dẫn, hỗ trợ học sinh chủ động học tập

Phương pháp học tập

Cố định, khuôn mẫu

Có thể tự do phát huy tiềm năng và cá tính

Độ tương tác

Tương đối thấp, do trao đổi thường chỉ diễn ra một chiều

Cao, do môi trường năng động kích thích người học chủ động

Tối ưu hóa thời gian học

- Người học mất nhiều thời gian ghi chép bài giảng.

- Người dạy mất nhiều thời gian để viết bảng.

Không cần mất thời gian viết bài vì tài liệu có thể được tải lên điện toán đám mây.

 

Qua bảng so sánh trên, có thể thấy mô hình giáo dục thông minh khắc phục được phần lớn hạn chế của giáo dục truyền thống. Đại dịch Covid-19 đã chứng minh được hiệu quả của mô hình giáo dục này.

5. Ưu điểm của mô hình giáo dục thông minh

4.1. Tính linh hoạt

Giáo dục thông minh cho phép học sinh học tập một cách linh hoạt theo tốc độ phù hợp với từng cá nhân. Với các bài giảng trực tuyến, khóa học online, học sinh hoàn toàn có thể xem lại bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trên nhiều thiết bị khác nhau.

Học sọm có thể trao đổi thắc mắc với giáo viên một cách nhanh chóng, dễ dàng.

4.2. Tính chủ động

Trong môi trường giáo dục truyền thống, giáo viên thường đóng vai trò chủ yếu là người truyền đạt kiến thức. Với mô hình dạy và học thông minh 4.0, giáo viên có nhiệm vụ chính là hướng dẫn, hỗ trợ học sinh học tập một cách chủ động.

Đồng thời, bất kỳ ai cũng có thể là “thầy”, là người chia sẻ, cung cấp kiến thức, trải nghiệm cá nhân để hỗ trợ lẫn nhau.

Về mục tiêu học tập, giáo dục thông minh hướng tới hỗ trợ học sinh phát triển một cách toàn diện các kỹ năng về cảm xúc, trí tuệ,…

4.3. Tính mới mẻ

Thay vì khuôn mẫu, cố định như giáo án truyền thống, các sản phẩm giáo dục thông minh, đồ chơi giáo dục thông minh mang đến phương pháp học tập mới mẻ, có tính khám phá. Từ đó giúp mang lại cho học sinh hứng thú trong việc nghiên cứu, tìm tòi và phát triển.

 

Hy vọng với những thông tin về mô hình giáo dục thông minh được Unigo College đề cập trên, Quý Phụ huynh đã có cái nhìn chi tiết hơn về mô hình giáo dục thông minh 4.0, đồng thời thấu hiểu thêm về những nỗ lực của Unigo trong việc mang đến cho học sinh môi trường học tập hiện đại để kiến tạo những năng lực toàn cầu.

Các tin khác

Nhận tư vấn Đăng ký